Top Ad unit 728 × 90

Văn hóa hữu nghị Việt Nhật (phần 1)

Nguồn tham khảo : http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn/
Văn hóa hữu nghị Việt Nhật (phần 1)

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam, nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế... Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hoá Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, xe gắn máy, xe hơi...



Về mặt tinh thần, nói chung, người Việt ở Nhật có lẽ cũng học được tính chăm chỉ, cẩn thận, đàng hoàng. Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên dưới như quan hệ đàn anh - đàn em (tiền bối - hậu bối) của Nhật.

Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo.

>>>> xem thêm các chủ đề khác tại : Ngữ pháp tiếng Nhật
Nói chung ảnh hưởng văn hóa giữa hai dân tộc chưa nhiều, một số phim võ sĩ đạo thời thập niên 60 vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng xét cho kỹ thì thấy cũng có một số tương quan khá đặc biệt. Do trao đổi thương mại từ thế kỷ 17 mà người Việt thấy tiền đồng của Nhật rồi lấy chữ "đồng" làm đơn vị tiền tệ của mình. Và từ thời ấy, người Việt đã thích những cây kiếm thật sắc của người Nhật. Về mặt nghệ thuật, từ đầu thập niên 1940, đã có hai phụ nữ Việt đi Nhật học cắm hoa (ikebana, sinh hoa), sau này một số người lớn tuổi thích chơi "bonsai" (bồn tài, loại cây kiểng thu nhỏ), người Việt cũng biết vườn Nhật Bản (Nihonniwa, Nhật Bản Ðình) nổi tiếng là đẹp.

Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tụng với nhau câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật". Người vợ Nhật nổi tiếng chiều chồng, được coi là mẫu người lý tưởng của người Việt. Ðó là quan niệm của người Việt, nên khi gặp người Nhật, dù là nam hay nữ, người Việt hay hỏi là có biết là người Việt nghĩ như vậy không. Với phụ nữ Nhật thì như vậy, nhưng với đàn ông Nhật, người Việt có vẻ e dè vì tính kỷ luật, lạnh lùng và hơi phong kiến.

Có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó là phim bộ "Oshin", kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩa. Nguyên tác và truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Ðiền Thọ Gia Tử). Phim do đài NHK thực hiện chiếu nhiều kỳ vào năm 1982, kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thời Minh Trị năm 40 (1907) mới 5 tuổi đã phải đi ở đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt. Sau đó, phim được chuyển ra tiếng Việt và đài truyền hình Việt Nam chiếu từ mùa hè năm 1994 kéo dài khoảng một năm. Mỗi lần chiếu một giờ, người Việt rất hâm mộ nên khi đó mọi người tập trung ở nhà xem, ngoài đường vắng hẳn bóng người, là hiện tượng hầu như chưa từng có ở Việt Nam. Có điều, nhiều người Việt ở Nhật nhưng không xem trên đài NHK năm 1982 hay không xem ở Việt Nam thời năm 1984 thì lại không biết gì về "Oshin". Nay nuốn xem phải ra tiệm thuê băng về xem. Ngày nay, người Việt hay nói đùa với nhau:

- "Nhà có Oshin không?", có nghĩa là nhà có nuôi người làm không?- "Oshin kìa", mỗi khi gặp phụ nữ Nhật ở Việt Nam.

- "Ði Oshin", có nghĩa là đi làm lao động ở Nhật.

- Khi lấy chồng người Nhật, các cô và bà mẹ ruột đều nghĩ tới "Oshin", vì cũng sợ rơi vào hoàn cảnh bị đối xử tàn tệ như đối với "Oshin"...

Vì "Oshin" quá nổi tiếng, nên có tiệm ăn Nhật ở đường Ðệ Tam, Sài Gòn cũng lấy tên là "Oshin". Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như "Ðôrêmon" (tiếng Nhật là Doraemon, Con Mèo). Gồm các nhân vật chính là con mèo Ðôrêmon có phép, cậu bé Nôbita (Nobita) khờ khạo mà ham chơi may mắn được Ðôrêmon giúp, cô bé Xuka (Shizuka) dễ thương, cậu bé Chaien (Takeshi, biệt danh Giant) lớn con bạn với Xêkô (Suneo) hay ăn hiếp Nobita... Ðây là tác phẩm trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Ðằng Tử, mất năm 1996). Ðầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt.
>>>> Xem thêm chủ đề Cách phát âm tiếng Nhật
Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
Văn hóa hữu nghị Việt Nhật (phần 1) Reviewed by Unknown on 21:46 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Cùng Học Tiếng Nhật © 2014 - 2015
Thiết kế bởi Lê Văn Tuyên

Hộp thư đóng góp ý kiến

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.