Top Ad unit 728 × 90

Kimono-Văn hóa và truyền thống Nhật Bản(phần tiếp theo)

Tham Khảo thêm :trung tâm tiếng nhật sofl

Kimono-Văn hóa và truyền thống Nhật Bản(phần tiếp theo)
chủ đề trước chúng ta đã tìm hiểu lịch sử và một vài nét cơ bản của Kimono . Trong phần này , mọi người sẽ tìm hiểu những phụ kiện đi kèm theo một trang phục Kimono truyền thống nhé !

Các phụ liệu mang kèm theo Kimono:
1. Thắt lưng (Obi): Một cái obi dành cho kimono phụ nữ thường có chiều dài khoảng 4m và chiều rộng khoảng 60cm. Obi được quấn 2 vòng quanh thắt lưng và thắt ở phía sau lưng. Các phụ kiện kèm theo obi
a. Koshi-himo Koshi-himo là vòng dây đầu tiên quấn quanh thắt lưng. Nó được làm từ những sợi tơ nhuộm màu rồi bện lại như dây thừng.
b. Date-jime là sợi dây thứ hai buộc quanh áo kimono,phủ lên trên sợi dây koshihimo.
c. Obijime Là sợi dây thừng buộc phía trên bề mặt của obi, nó có nhiều màu sắc khác nhau và màu được chọn thường làm nổi bật chiếc obi.
d. Chocho: Nơ bướm Chocho là chiếc nơ được gắn ở đằng sau obi, nhìn thì nó có cấu tạo phức tạp nhưng thực chất rất dễ mang.Chocho gồm hai phần bản rộng và phần nơ. Phần bản rộng có chiều dài 5 feet, chiều rộng là 6 inch, nó được quấn hai vòng quanh thắt lưng rồi được nhét vào phía trong. Phần nơ có một cái móc gắn để gắn vào vào obi.
Kaku và Hekobi dành cho kimono của nam. Kaku là obi dành cho các bộ kimono nam thông thường, đươc maybằng vải cotton,có chiều dài là 3,5 inch. Heko là obi mềm được dành cho các bộ yutaka.


2. Taiko-musubi: Một dạng thắt lưng khác, được phát minh từ thời Edo, cũng được sử dụng như obi và rất được ưa chuộng.

3. Dây cài lưng: Vào thời đại Meiji, người Nhật chế tạo ra một vật gọi là dây cài lưng (obi-jime và obi-age).

Việc sử dụng những dây cài này với nhiều loại kiểu dáng và màu sắc khác nhau đã trở thành một cách để chứng tỏ gu thời trang của người Nhật.
4. Trâm cài đầu: Vật này dành riêng cho phụ nữ. Thời xưa, mỗi khi mặc áo kimono, phụ nữ Nhật thường điểm tô cho mái tóc của mình bằng những chiếc trâm này. Ngày nay, bạn có thể thay thế chiếc trâm bằng nơ, dây buộc tóc…
5. Guốc gỗ: Guốc gỗ được sử dụng rất phổ biến tại Nhật cách đây một thế kỉ, guốc của đàn ông thường to, có góc cạnh và thấp, guốc của phụ nữ thì ngược lại, tức là nhỏ nhắn và tròn. Thời xưa, người Nhật không đóng guốc mà họ “đẽo” guốc, tức là họ sử dụng những súc gỗ to để gọt đẽo thành đôi guốc mộc.
Không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng mặc Kimono, từ xa xưa các samurai đã có thói quen mặc Kimono:
Các Samurai của mỗi vùng được phân biệt bằng màu sắc của Kimono và các quần áo này trở thành “đồng phục” chung bao gồm:
Một chiếc Kimono, một lớp áo không có tay khoác bên ngoài gọi là Kamishimo, 1 chiếc quần xẻ như váy gọi là Hakama.
Chiếc Kamishimo được may bằng vải lanh đã được hồ cứng giúp cho bờ vai chắc chắn, nổi bật.
http://hoctiengnhatban.org/uploads/tin-tuc/2016_03/1b2a2af6646d27eedf956b0d0966bef8.jpg[img]
=> Đọc thêm : [url=http://hoctiengnhatban.org/tin-tuc/Phuong-Phap/]phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả[/url]

Với rất nhiều loại áo samurai-kimono, những người thợ may ngày càng trở nên khéo léo, lành nghề và việc may áo kimono cũng trở thành một nghệ thuật. Những bộ áo kimono cũng trở nên giá trị hơn và các bậc cha mẹ thường truyền lại kimono cho con cái như một tài sản gia truyền.
6. Hakama: là một loại trang phục ngoài, được mặc phủ ngoài áo kimono. Nó có thể được thiết kế giống như một cái quần dài hay giống một cái váy.



Ngày xưa, Hakama được sử dụng như một trang phục phía ngoài có chức năng bảo vệ các Samurai khỏi tuột khỏi ngựa. Ngày nay, Hakama được mặt trong các buổi lễ,các lễ hội truyền thống,tập võ và biểu diễn nghệ thuật. Hakama của nam giới thường có màu đen hoặc xám. Hakama thường được nam giới mặc tuy nhiên bạn cũng có thể bắt gặp các cô gái mặc Hakama màu đỏ trong các đền thờ Shinto.



Nếp gấp của Hakama (5 phía trước, 2 phía sau) có những ý nghĩa biểu trưng sau:
1. Yuki: Lòng quả cảm, sự dũng cảm, tính gan dạ
2. Jin: Sự nhân ái, lòng khoan dung và rộng lượng
3. Gi: Sự công bằng, ngay thẳng và chính trực
4. Rei: Nghi lễ, sự lịch thiệp, lễ độ (cũng có nghĩa là sự cúi đầu)
5. Makoto: sự chân thành, trung thực
6. Chugi: Sự trung thành, tính cống hiến
7. Meiyo: Danh dự, uy tín, vinh quang, danh tiếng, phẩm giá và danh tiếng.

=> đón đọc [url=http://hoctiengnhatban.org/tin-tuc/Phuong-Phap/7-nguyen-tac-than-thanh-hoc-tieng-Nhat-nhanh-nhat-243/]7 nguyên tắc thần thánh học tiếng Nhật nhanh nhất[/url]

Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công !

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
Kimono-Văn hóa và truyền thống Nhật Bản(phần tiếp theo) Reviewed by Unknown on 06:58 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Cùng Học Tiếng Nhật © 2014 - 2015
Thiết kế bởi Lê Văn Tuyên

Hộp thư đóng góp ý kiến

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.