Top Ad unit 728 × 90

Đi lễ đầu năm ở Nhật Bản - truyền thống và hiện đại

Tham khảo các bài viết kinh nghiệm học tiếng Nhật

Văn hóa Nhật bản – “Đi lễ đầu năm ở Nhật Bản”


Người Nhật ăn tết tây, không ăn tết âm lịch, tuy nhiên, giống như Nguyên Đán Việt Nam, với Nhật Bản, ngày 30 Tết là ngày rất quan trọng kết thúc một năm và chuẩn bị cho việc đón năm mới.
Sau khi đã hoàn tất các công việc chuẩn bị cho năm mới thì các thành viên trong gia đình quây quần dùng bữa tối. Sau đó, họ chờ nghe 108 tiếng chuông giao thừa và thường thì thức luôn đến sáng ngày hôm sau để đón ánh mặt trời của ngày đầu năm mới. Vào những ngày tết, người Nhật thường tổ chức các nghi lễ để đón các vị thần đã phù hộ cho mùa màng tươi tốt và đón linh hồn của tổ tiên đã che chở cho họ mạnh khỏe trong suốt năm qua. Trong ngày tết, trẻ em thường được người lớn cho nhận Otoshidama (là tiền mừng tuổi, lì xì), nó mang ý nghĩa là phần thưởng của các vị thần dành cho sự cố gắng của trẻ trong năm và khuyến khích chúng cố gắng trong năm tới.
Đặc biệt, vào những ngày Tết, người Nhật cũng đi lễ đền chùa. Hatsu-mode (đi chùa đầu năm) là cuộc viếng thăm một ngôi chùa để cầu xin sức khỏe, tài lộc, cầu cho hòa bình thế giới…
Nhiều năm trước đây, theo thói quen, người ta thường viếng thăm đền chùa vào lúc giao thừa, giữa lúc tiếng chuông vang rền. Hiện nay người ta thường đi viếng đền chùa vào một trong ba ngày đầu năm. Ngoài đi chùa, người Nhật còn đi đền (jinza) với những phong tục được truyền bá từ lâu đời.

=> xem thêm : ​Tại sao người Nhật ít dùng cụm từ Sayonara?
Trước khi vào thăm viếng, mọi người cần phải rửa qua tay. Các gian hàng bán omikuji (giấy bói tương lai của bạn trong năm mới), omamori (bùa phù hộ mẹ tròn con vuông, an toàn giao thông, làm ăn phát tài…), ofuda (các thẻ cầu nguyện thi đậu, tình duyên…). Nói chính xác thì đây là một thói quen, một tập tục mà ai cũng làm vào đầu năm mới, cầu mong cho sự thuận hòa cho năm mới.

Mọi người đang coi kết quả của các omikuji. Nếu kết quả tốt, họ sẽ mang về nhà. Nếu ai có kết quả xấu, thì sẽ buộc lên các cành cây, hay các dàn gỗ trong điện. Sau dịp tết, các đền jinza sẽ làm một lễ lớn để cầu nguyện, giải trừ các kết quả xấu cho những người này. Còn dưới đây là các thẻ mong ươc ofuda: viết điều mình mong ước lên và treo ở đây. Sau tết, tương tự như trên, đền jinza sẽ làm lễ cầu nguyện cho các điều mong ước thành hiện thực. Có đền Jinza thờ một ông quan rất thông minh thời xưa, nên rất nhiều thí sinh thi đại học và cha mẹ đến đây để khấn bái. Ai gặp năm tuổi thì treo các bình bầu khô lên.

=> đọc thêm : 35 câu giao tiếp cần có khi đi du lịch Nhật Bản

Chúc các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công!

TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Địa chỉ: Cơ sở 1 Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88
Đi lễ đầu năm ở Nhật Bản - truyền thống và hiện đại Reviewed by Unknown on 07:51 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by Cùng Học Tiếng Nhật © 2014 - 2015
Thiết kế bởi Lê Văn Tuyên

Hộp thư đóng góp ý kiến

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.